Không có sản phẩm nào.
Nhựa tái chế là gì? Những đặc điểm nổi bật
1. Nhựa tái chế là gì?
Tái chế là quá trình sản xuất sản phẩm mới từ các loại rác thải hoặc vật liệu không cần thiết. Các sản phẩm này có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng và đem lại lợi ích cho con người. Đây là một giải pháp thay thế cho việc thải rác thông thường.
Vậy nhựa tái chế chính là sản phẩm của quá trình sản xuất nhựa từ nguồn nguyên liệu rác thải nhựa nguyên sinh hoặc chính nó. Sử dụng nhựa tái chế góp phần tiết kiệm vật liệu cũng như giảm thiểu lượng khí thải môi trường. Dẫn đến hiện tượng gây hiệu ứng nhà kính.
2. Lợi ích của nhựa tái chế là gì?
Tái chế nhựa mang lại nhiều ích lợi cho con người. Giảm lượng dùng nguyên liệu nguyên chất cho sản xuất (dầu, khí,…) góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Giảm chi phí và năng lượng xuyên suốt quy trình sản xuất. Hạn chế lượng khí độc thải ra môi trường bên ngoài và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Nhựa tái chế được xem là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công trong việc giảm thiểu chất thải hiện đại. Đồng thời cũng là một trong ba thành phần thuộc mô hình phân loại rác thải hiện nay. Ba thành phần này chính là giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng. Các doanh nghiệp, nhà máy tái chế nhựa phải cam kết quy trình sản xuất đảm bảo 2 tiêu chuẩn ISO. Đối với sản phẩm nhựa tái chế phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn ISO 15270:2008. Và đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho việc quản lý môi trường và tái chế nhựa.
II. Nhựa tái chế là gì? Nhận biết độ an toàn qua ký hiệu in trên vỏ nhựa
1. Tại sao cần phải xem xét ký hiệu in trên vỏ nhựa?
Nhựa tái chế là sản phẩm được tái sản xuất thừ rác thải nhựa thu gom. Vì vậy, việc sử dụng sản phẩm nhựa tái chế là một biện pháp góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại vật dụng đều sẽ được sản xuất từ loại nhựa khác nhau. Và điều hiển nhiên là không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế lại. Vậy làm sao để biết được đâu là loại nhựa có thể tái chế? Làm cách nào để nhận biết được độ an toàn của các loại nhựa?
Nếu để ý kỹ bạn sẽ phát hiện ra rằng các nhà sản xuất luôn in lên những ký hiệu riêng biệt lên các loại đồ dùng nhựa. Vậy những ký hiệu đó là gì? Chúng mang đến những thông tin gì cho người dùng? Cùng xem trong nội dụng mục kế tiếp nhé.
2. 07 ký hiệu thường gặp in trên đồ nhựa
– Nhựa số 1 (PET hay PETE). Là loại nhựa tái chế an toàn dùng cho thực phẩm và có thể tái chế nhiều lần. Nhựa PET tái chế thường sẽ được dùng để sản xuất hộp đựng thức ăn hoặc chai đựng nước. Người dùng thường có xu hướng tái sử dụng loại nhựa này, ví dụ như làm chai đựng nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi sử dụng lâu ngày bề mặt của chúng sẽ bị tích tụ vi khuẩn. Vì vậy, cần phải được thay mới thường xuyên.
– Nhựa số 2 (HDPE). Thường dùng để sản xuất ra chai đựng sữa, dầu gội, sữa chua, các chất tẩy rửa,… Nhựa có màu đục cùng với bề mặt trơn nhẵn nên vi khuẩn khó tích tụ hơn.
– Nhựa số 3 (V hay PVC). Loại nhựa này có giá thành khá rẻ, độ dẻo cao và dễ nóng chảy. Nhưng nhựa PVC ít khi được sử dụng để tái chế tạo nhựa tái sinh. Thường được ứng dụng để sản xuất áo mưa, màng bọc thực phẩm, vật liệu xây dựng, thiết bị y tế và đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên, nhựa PVC chứa một số chất độc hại nên tránh sử dụng để đựng đồ nóng, nấu hay đốt. Đặc biệt, cần tránh không mua đồ chơi có nguồn gốc từ nhựa PVC tái chế cho trẻ em.
– Nhựa số 4 (LDPE). Là nguyên liệu sản xuất túi đựng snack, hộp mì ăn liền, bao bì đựng thực phẩm,… Không nên dùng đồ nhựa từ HDPE để chứa thực phẩm nóng hay hâm, nấu. Vì khả năng nhựa bị nóng chảy tiết ra chất độc gây hại cho sức khoẻ con người.
– Nhựa số 5 (PP – Polypropylene). Loại nhựa này thường dùng để sản xuất bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, vỏ bình giữ nhiệt,… Có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 167˚C nên người dùng có thể thoải mái đặt trong lò vi sóng, tủ lạnh, máy rửa chén,…
– Nhựa số 6 (PS). Thường được sử dụng làm chén dĩa dùng một lần, hộp xốp chứa đồ ăn, ướp lạnh,… Không nên dùng đồ bằng nhựa PS trog lò vi sóng hay đựng những thực phẩm nóng. Khi gặp nhiệt độ cao các monostyren trong nhựa PS sẽ được giải phóng ra gây hại cho sức khoẻ người dùng.
– Nhựa số 7: Bao gồm những nhựa còn lại nhưng chủ yếu nhất là nhựa PC và Tritan.
+ Nhựa PC thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại bình chứa nước, bình sữa em bé, hộp đựng thực phẩm,… Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến tranh cãi về độ an toàn của loại chất liệu này. Do nhựa PC có chứa chất BPA gây ung thư.
+ Nhựa Tritan khi rơi khó vỡ và có độ trong suốt như thủy tinh. Được chứng nhận đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dùng. Nhựa Tritan thường được sử dụng làm hộp thực phẩm, bình đựng nước, ly nước,…
Lưu ý: Đối với những đồ dùng nhựa có ghi chú là nhựa số 7, bạn cần phải chọn những loại sản phẩm có ghi BPA free. Hay có tờ giấy chứng nhận đảm bảo an toàn cho người sử dụng từ bộ y tế để bảo vệ sức khoẻ cho mình và người thân của bạn.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng nhựa tái chế là gì?
Nhu cầu sử dụng đồ nhựa của con người ngày càng cao. Do vậy mà các loại vật dụng bằng nhựa ngày càng đa dạng và tiện dụng hơn. Tuy nhiên, để sử dụng đồ nhựa một cách an toàn bạn cần lưu ý nhưng điều dưới đây.
– Không nên sử dụng các loại đồ nhựa để đựng thực phẩm nóng. Thay đó, chỉ nên sử dụng đồ nhựa để chứa các loại thực phẩm đã nguội. Bởi dù là loại nhựa có khả năng chịu nhiệt cao đi chăng nữa thì vẫn có khả năng một số chất độc hại nhiễm sang thực phẩm của bạn.
– Không nên dùng hộp nhựa chứa đồ ăn rồi đem vào lò vi sóng. Vì trong quá trình hâm nóng thức ăn chất độc từ nhựa cũng có thể nhiễm sang đồ ăn của bạn. Thay vào đó, hãy đặt đồ ăn vào các khay thuỷ tinh hoặc sứ rồi bỏ vào lò vi sóng hâm nóng lại nhé.
Sử dụng nhựa tái chế làm giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra ngoài môi trường tự nhiên. Góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, điều này cũng giúp tiết kiệm chi phí và năng lượng tiêu phí khi sản xuất nhựa. Đừng quên những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng bằng nhựa. Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của chính bạn và gia đình bạn. Hạt nhựa Tân Hưng sản xuất và phân phối và loại hạt nhựa tái sinh. Sản phẩm chất lượng có giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Liên hệ hotline của chúng tôi để được hướng dẫn và tư vấn tận tình.